Gần đây, không chỉ quán xá, nhà hàng mà nhiều người dân Sài Gòn cũng cất
cho mình một căn nhà lợp bằng lá tranh, lá dừa nước cổ xưa và thoáng mát. Vậy
là nghề lợp nhà lá tưởng chừng mai một bỗng dưng “lên hương” trở lại.
Một quán ăn trên đường Trần Não (Q.2) được lợp mái lá để phục vụ nhu cầu
gần gũi với thiên nhiên của khách - Ảnh: Hoàng Lộc
|
“Alô, đội lợp nhà
lá xin nghe...!”. Vừa gọi vào số điện thoại trên tấm tôn mỏng dính quảng cáo về
“Đội cất, lợp nhà lá” gắn ở một góc đường trong khu biệt thự Thảo Điền, quận 2,
lập tức đã được trả lời. Một giọng Bắc đặc sệt tự giới thiệu: “Bọn tôi mới đi cất
mấy gian nhà lá cho một ông Tây sống trong khu Thảo Điền về. Giờ lại đang làm
gấp mô hình nhà lá để gửi ra cho ông người Hàn Quốc, chủ một khu du lịch ở Mũi
Né”. Đó là giọng ông Đinh Văn Tuyến, đội trưởng.
Nghề cũ gặp thời
“Đội lợp, cất nhà lá” của ông Tuyến ra đời một cách tình cờ như duyên cớ ông biết cách lợp nhà lá vậy. Năm 2001, ông rời quê ở HàNam
vào TP.HCM thuê một căngtin cũ mở quán nhậu. Quán mở chưa được bao lâu thì mối
mọt làm mấy gian nhà lá bị sập. Một mình ông đi thu mua lá dừa nước và lợp lại
nhà. Không ngờ nhà mới cất lên ai cũng bất ngờ vì đẹp và chắc chắn đến lạ.
Sau lần đó, vài người hàng xóm đến nhờ ông cất cho mấy gian nhà lá. Rồi tiếng lành đồn xa, dần dà nhiều người biết đến tài lợp nhà lá của ông Tuyến và thuê ông làm giúp. “Làm không xuể, tôi rủ thêm mấy ông bạn già, mấy cậu thanh niên thất nghiệp, cả mấy bà cũng phụ tôi đi lợp. Ấy thế mà đội lợp nhà lá cũng ra đời được gần tám năm nay và nhờ đó mới phát hiện dân Sài Gòn hiện nay rất chuộng nhà lá” - ông nói.
Ban đầu đội chỉ có vài người: ông Hai Minh, ông Ba Mới, ông Đường, ông Bảy... rồi sau đó có thêm bà Gái, anh Thiện... gia nhập. Hiện nay, khi cần huy động gấp, đội có 10-15 thợ tay nghề cao sẵn sàng cất, lợp nhà lá bất kỳ lúc nào. Thấy nghề lợp nhà lá sống được, ông Tuyến bỏ luôn việc kinh doanh quán nhậu để chuyên tâm vào công việc. “Văn phòng” của đội đặt tại phường Long Bình, quận 9.
Nhờ chịu khó quảng cáo, cộng với đồn đãi của khách hàng, đội của ông Tuyến ngày càng đông khách. Không chỉ chủ các khu du lịch, quán cà phê, quán nhậu... đặt hàng cất nhà lá mà đặc biệt rất nhiều người Sài Gòn đến đặt hàng cất những căn nhà lá làm nơi thư giãn cho gia đình tại các biệt thự vườn, các khu đất vườn... Cá biệt, một số vợ chồng trẻ, một số gia đình cất nhà mới để ở nhưng lại chọn nhà khung gỗ, lợp lá dừa “cho thoáng mát và gần gũi thiên nhiên”.
Nắm bắt nhu cầu thích nhà mái lá của nhiều người, nhiều đội lợp nhà lá ra đời như đội lợp nhà lá Thu Hà (quận Thủ Đức); Công ty TNHH Mái Lá, chuyên đảm nhận lợp nhà mái lá (quận 12); doanh nghiệp Hương Quê, chuyên đảm nhận việc cất, lợp nhà lá (huyện Hóc Môn)... Điều lạ là các “doanh nghiệp nhà lá” này đều đang ăn nên làm ra.
“Hợp đồng nhiều đến độ chúng tôi phải chia sẻ, liên kết với các doanh nghiệp khác cùng kinh doanh chung lĩnh vực để tăng cường nhân lực. Nhưng hầu như nơi nào cũng thiếu thợ vì không đủ người rải đều cho các công trình. Mới tuần trước, chúng tôi nhận đến 40 hợp đồng cất nhà lá cho một số gia đình và các quán nhậu... Đang lo phải đền hợp đồng vì huy động chưa đủ thợ” - bà Nguyễn Thị Nga, chủ doanh nghiệp Hương Quê, cho biết.
Trên các tuyến đường sông của TP.HCM hằng ngày tấp nập khá nhiều ghe, tàu xuôi ngược chở lá tranh, lá dừa nước cung cấp cho các vựa. Ghe của ông Hai Mảnh có bốn người, mỗi tuần chở khoảng 10 thiên lá dừa (1 thiên là 1.000 lá) từ Cần Giờ đến các vựa. Ghe của ông Chín Cò chỉ có hai cha con vừa đi đốn lá vừa xuôi lá từ Long Phước, quận 9 vào các khu trung tâm TP mỗi tuần ba chuyến, ghe nhỏ nên mỗi chuyến chỉ chở được hai thiên lá.
Riêng ghe của ông Năm Tất lấy lá ở tận huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. Ông đã theo nghề chèo ghe xuôi lá dừa nước được gần 30 năm. Gần đây, thấy nghề buôn bán lá dừa nước bỗng dưng gặp thời, ông kêu con trai cùng vợ xuôi ghe làm lá. Ông Tất cho biết: “Mỗi chuyến ghe được bốn thiên lá, bán được 4 triệu đồng”. Mỗi chuyến xuôi ghe là công sức của cả nhà trong suốt một tuần lễ ròng rã chui, luồn vào các khu đầm lầy cắt lá dừa nước.
Nghề cũ gặp thời
“Đội lợp, cất nhà lá” của ông Tuyến ra đời một cách tình cờ như duyên cớ ông biết cách lợp nhà lá vậy. Năm 2001, ông rời quê ở Hà
Sau lần đó, vài người hàng xóm đến nhờ ông cất cho mấy gian nhà lá. Rồi tiếng lành đồn xa, dần dà nhiều người biết đến tài lợp nhà lá của ông Tuyến và thuê ông làm giúp. “Làm không xuể, tôi rủ thêm mấy ông bạn già, mấy cậu thanh niên thất nghiệp, cả mấy bà cũng phụ tôi đi lợp. Ấy thế mà đội lợp nhà lá cũng ra đời được gần tám năm nay và nhờ đó mới phát hiện dân Sài Gòn hiện nay rất chuộng nhà lá” - ông nói.
Ban đầu đội chỉ có vài người: ông Hai Minh, ông Ba Mới, ông Đường, ông Bảy... rồi sau đó có thêm bà Gái, anh Thiện... gia nhập. Hiện nay, khi cần huy động gấp, đội có 10-15 thợ tay nghề cao sẵn sàng cất, lợp nhà lá bất kỳ lúc nào. Thấy nghề lợp nhà lá sống được, ông Tuyến bỏ luôn việc kinh doanh quán nhậu để chuyên tâm vào công việc. “Văn phòng” của đội đặt tại phường Long Bình, quận 9.
Nhờ chịu khó quảng cáo, cộng với đồn đãi của khách hàng, đội của ông Tuyến ngày càng đông khách. Không chỉ chủ các khu du lịch, quán cà phê, quán nhậu... đặt hàng cất nhà lá mà đặc biệt rất nhiều người Sài Gòn đến đặt hàng cất những căn nhà lá làm nơi thư giãn cho gia đình tại các biệt thự vườn, các khu đất vườn... Cá biệt, một số vợ chồng trẻ, một số gia đình cất nhà mới để ở nhưng lại chọn nhà khung gỗ, lợp lá dừa “cho thoáng mát và gần gũi thiên nhiên”.
Nắm bắt nhu cầu thích nhà mái lá của nhiều người, nhiều đội lợp nhà lá ra đời như đội lợp nhà lá Thu Hà (quận Thủ Đức); Công ty TNHH Mái Lá, chuyên đảm nhận lợp nhà mái lá (quận 12); doanh nghiệp Hương Quê, chuyên đảm nhận việc cất, lợp nhà lá (huyện Hóc Môn)... Điều lạ là các “doanh nghiệp nhà lá” này đều đang ăn nên làm ra.
“Hợp đồng nhiều đến độ chúng tôi phải chia sẻ, liên kết với các doanh nghiệp khác cùng kinh doanh chung lĩnh vực để tăng cường nhân lực. Nhưng hầu như nơi nào cũng thiếu thợ vì không đủ người rải đều cho các công trình. Mới tuần trước, chúng tôi nhận đến 40 hợp đồng cất nhà lá cho một số gia đình và các quán nhậu... Đang lo phải đền hợp đồng vì huy động chưa đủ thợ” - bà Nguyễn Thị Nga, chủ doanh nghiệp Hương Quê, cho biết.
Trên các tuyến đường sông của TP.HCM hằng ngày tấp nập khá nhiều ghe, tàu xuôi ngược chở lá tranh, lá dừa nước cung cấp cho các vựa. Ghe của ông Hai Mảnh có bốn người, mỗi tuần chở khoảng 10 thiên lá dừa (1 thiên là 1.000 lá) từ Cần Giờ đến các vựa. Ghe của ông Chín Cò chỉ có hai cha con vừa đi đốn lá vừa xuôi lá từ Long Phước, quận 9 vào các khu trung tâm TP mỗi tuần ba chuyến, ghe nhỏ nên mỗi chuyến chỉ chở được hai thiên lá.
Riêng ghe của ông Năm Tất lấy lá ở tận huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. Ông đã theo nghề chèo ghe xuôi lá dừa nước được gần 30 năm. Gần đây, thấy nghề buôn bán lá dừa nước bỗng dưng gặp thời, ông kêu con trai cùng vợ xuôi ghe làm lá. Ông Tất cho biết: “Mỗi chuyến ghe được bốn thiên lá, bán được 4 triệu đồng”. Mỗi chuyến xuôi ghe là công sức của cả nhà trong suốt một tuần lễ ròng rã chui, luồn vào các khu đầm lầy cắt lá dừa nước.
Cảnh mua bán, vận chuyển lá dừa nước để lợp nhà khá tấp nập ở Sài Gòn - Ảnh: Đ.D |
Về với thiên nhiên
Tìm được cảm giác hương đồng, gió nội và về với thiên nhiên giữa cuộc sống xô bồ, chật chội và ô nhiễm của đô thị là lý do mà gần đây khá nhiều người chọn cất nhà mái lá. Ông André Mellor, người Pháp, sống trong khu biệt thự ở phường Thảo Điền, quận 2, ngồi thong thả trong gian nhà hình bát giác lợp bằng lá dừa nước rộng gần 30m2 được thiết kế hết sức chắc chắn và chi tiết, nhận xét: “Tôi rất thích căn nhà nhỏ này, rất mát mẻ. Tôi và vợ con thường xuyên ngồi đọc sách, trò chuyện và uống trà ở đây những lúc rảnh rỗi. Bên Pháp ở nhà lá là ông hoàng. Qua VN được ở nhà lá này là nhất đời rồi còn gì”.
Căn nhà lá này do “đội lợp, cất nhà lá” của ông Tuyến thực hiện ròng rã 20 ngày. Cách đó không xa cũng trong khu Thảo Điền là căn nhà lá của một người Mỹ vừa cất vài ngày. Mái nhà đó chỉ vẻn vẹn gần 10m2 nhưng thiết kế cũng tỉ mỉ không kém.
Khá hoành tráng là trường hợp cất nhà lá của ông N.B., “đại gia” ngành tàu biển, có nhà ở khu Phú Mỹ Hưng nhưng quyết định mua đất ở Nhà Bè rồi thuê đội lợp nhà lá đến cất hai gian nhà lá nổi trên mặt hồ của khu đất để “vui thú điền viên”. “Ở nhà tường hoài cũng chán, ra đây cất nhà lá để hưởng hương gió đồng quê. Làm nhà để chơi, câu cá, uống trà mời bạn bè, gia đình thứ bảy chủ nhật về chơi” - ông B. chia sẻ. Hai gian nhà lá được cất trong mười ngày, tiền công và vật tư 30 triệu đồng.
Độc đáo hơn, ông N.P.N., phó chủ tịch hội đồng quản trị một ngân hàng lớn ở quận 1, vừa quyết định cho thuê căn biệt thự của mình tại quận 3 để về cư ngụ tại một căn nhà mái lá, vách gỗ ở xã Bình Mỹ, Củ Chi. Căn nhà mái lá này được cất bằng gỗ xịn và mái lá khá “kiểu cọ, kiên cố” trị giá gần 300 triệu đồng do Công ty TNHH Mái Lá thiết kế, thực hiện. “Mỗi ngày phải đi xe vào trung tâm TP hơi xa một chút, nhưng sau giờ làm việc được sống trong nhà lá cổ xưa giữa thiên nhiên yên tĩnh giúp tôi giảm được rất nhiều căng thẳng, mệt mỏi” - ông N. nói.
ĐÌNH DÂN
theo tuoitreonline
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét