4/. Nhà cửa truyền thống của các tộc Tây Nguyên
Các tộc Tây Nguyên gồm có Sê Đăng, Bâhnar, Êđê, Jrai, Vân Kiều, Sơ Drá,
Ca Tu, Brâu, Mnâm, Hrê, Ka Dong,
K’Ho. Mạ….Mnông, Jẻ Triêng, Stieng.
4.1/- Nhà dạng “ tạm
” :
Nhà tạm |
Của nhóm các tộc người phía nam Tây Nguyên như Mnông, Jẻ Triêng, Stieng… cũng là nhà dài nhưng do có tập quán du cư, nên đều
làm dạng nhà trệt bằng vật liệu không bền vững, như gỗ
làm cột nhà thường là loại cây chỉ bằng bắp tay. Mái nhà lợp tranh rủ xuống sát
đất, có hai cửa ra vào hình ovan. Dưới lớp tranh, trên hệ thống các vì kèo –
dưới lớp tranh - là một tấm phên đan thưa thành các hình vuông, hoặc quả trám
rất khéo léo.
4.2/- Nhà sàn thuộc dạng bán kiên cố ( nhà mu rùa ) :
Bán kiên cố |
Của
nhóm Ca Tu, và một số tộc người khác như Brâu, Mnâm, Hrê, Ka Dong, K’Ho. Mạ….
Cột bằng cây gỗ loại vừa . Mái lợp tranh hình ovan. Hai đầu mái có
thanh gỗ nhọn tượng trưng cho chiếc sừng trâu. Sàn lát bằng nứa, đập dập. Sàn
chân thấp.
Dạng kiên cố |
Đập vào mắt du khách trước tiên là mái tranh ( hlang), với hai đầu hồi nhọn nhô ra phía sàn hiên trước và sau nhà. Mái thường lợp rất dày, đủ sức chịu đựng vài chục năm mưa liên miên ở Tây Nguyên. Dột ở đâu, người ta gỡ tranh tại đó ra dặm lại, khiến trên mái nhà có những khoảng tranh mới cũ khác nhau, tạo nên một ấn tượng vui mắt. Cửa vào nhà ở hai đầu hồi.
Người Jrai với tập quán chọn địa điểm cư trú gần kề sông nước ( sông A Yun Pa, Sông Ba, Sông Sa Thầy...), nên các cột nhà thường có độ cao hơn nhà Êđê, gần như lênh khênh trên hệ thống những cây gỗ nhỏ.Cửa vào nhà dài Jrai ở chính giữa hông nhà
Kiến trúc nhà dài của các tộc người Sê Đăng, Bâhnar, tiêu biểu cho nhóm ngôn ngữ Nam Á:Nhà sàn dài . Nhà ở cũng được làm từ những nguyên liệu truyền thống vốn có sẵn ở núi rừng như: Gỗ, tranh, tre, nứa, lồ ô...Nhà sàn có độ dài tuỳ thuộc vào số lượng thành viên trong từng gia đình, từ mặt đất đến gầm sàn khoảng dưới 1m.
Mỗi ngôi nhà có hai cửa: Cửa chính cầu thang đặt ở khoảng giữa của ngôi nhà dành cho mọi người trong gia đình và khách. Trước cửa có làm sàn bằng ván gỗ hoặc tre nứa, không có mái che, để khách dừng chân trước khi lên nhà và để giã gạo; cầu thang phụ đặt ở đầu hồi phía nam dành cho trai gái đến tìm hiểu để không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình
Kiến trúc nhà cửa truyền thống của các tộc Tây Nguyên
Điểm đặc biệt thứ nhất:
Vật liệu hoàn toàn bằng gỗ,
tre, nứa, tranh….những loại
cây cỏ hiện diện trong rừng.
Không có bất cứ một vật dụng nào bằng sắt thép hay những chất kết dính không
mang tính tự nhiên. Phương tiện dùng để dựng nên căn nhà cũng rất đơn giản, chỉ với những chiếc rìu ( xagac).
Điểm đặc biệt thứ hai : các cột và xà nhà sàn hay nhà Rông chỉ được đặt
chồng lên nhau, hoặc ghép mấu ( theo dạng ngàm) vào nhau rất trùng khít .
Điểm đặc biệt thứ ba : nghệ
thuật tạo hình trên các thân cột, xà ngang bằng chạm khắc nổi, vẽ những hình
ảnh quen thuộc với cư dân rừng núi, như chim,
rùa, kỳ đà, hoặc các hình sao, hình dấu nhân, mặt trời...
Hầu như tất cả các tộc người
đều sử dụng một loại nguyên liệu làm vách nhà bằng tre, nứa.Riêng với tộc người Tà Ôi & Ca Tu làm vách nhà bằng vỏ cây achoong ( còn
có tên gọi là cây ươi bay ), một loại cây chỉ có ở rừng miền núi vùng huyện A
Lưới ( Thừa Thiên – Huế ).
Điểm đặc biệt thứ nhất:
Vật liệu hoàn toàn bằng gỗ,
tre, nứa, tranh….những loại
cây cỏ hiện diện trong rừng.
Không có bất cứ một vật dụng nào bằng sắt thép hay những chất kết dính không
mang tính tự nhiên. Phương tiện dùng để dựng nên căn nhà cũng rất đơn giản, chỉ với những chiếc rìu ( xagac).
Điểm đặc biệt thứ hai : các cột và xà nhà sàn hay nhà Rông chỉ được đặt
chồng lên nhau, hoặc ghép mấu ( theo dạng ngàm) vào nhau rất trùng khít .
Điểm đặc biệt thứ ba : nghệ
thuật tạo hình trên các thân cột, xà ngang bằng chạm khắc nổi, vẽ những hình
ảnh quen thuộc với cư dân rừng núi, như chim,
rùa, kỳ đà, hoặc các hình sao, hình dấu nhân, mặt trời...
Hầu như tất cả các tộc người
đều sử dụng một loại nguyên liệu làm vách nhà bằng tre, nứa.Riêng với tộc người Tà Ôi & Ca Tu làm vách nhà bằng vỏ cây achoong ( còn
có tên gọi là cây ươi bay ), một loại cây chỉ có ở rừng miền núi vùng huyện A
Lưới ( Thừa Thiên – Huế ).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét