Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Tìm đại lý phân phối lá dừa nước các tỉnh miền tây

Hiện tại, nhà mình cần tìm đại lý bán lá dừa nước các tỉnh: An Giang, Kiên Giang (nhà mình có ghe chở tới chỗ).

Các đại lý hợp tác với mình sẽ được ưu đãi giá bán đặc biệt và sẽ được nhà mình hướng dẫn tận tình.

Ngoài cung cấp lá, các bạn còn có thể vựa: tầm vông, lồ ô, đòn tay, cột, kèo, tràm, bạch đằng ... để bán

Bạn nào có nhu cầu, xin vui lòng gọi số: 0914.964.286 (gặp cô Nga) hoặc 0914.712.556 (Bé Ba) ; 01656.137.567 (gặp anh Thạnh)

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Cây dừa nước Tiền Giang

Trước khi có chương trình ngọt hóa Gò Công, các huyện phía đông của tỉnh Tiền Giang là vùng đất thường xuyên chịu cảnh “6 tháng nước ngọt, 6 tháng nước mặn”, đất nhiễm phèn, nhiễm mặn nên cây lúa èo uột 1 vụ nhưng đa phần là thất bát. Thiên nhiên khắc nghiệt nhưng ven sông rạch ở đây có cây dừa nước là sinh trưởng tốt và cũng là loại cây hữu dụng đối với người dân nơi đây.

Dừa nước mọc dọc theo bờ sông hay vùng ven cửa biển có thủy triều lên xuống, có nước chảy chậm bồi đắp phù sa dinh dưỡng và sẽ phát tán sinh sôi nảy nở theo sự đưa đẩy của thủy lưu. Thân cây dừa nước mọc ngang dưới lòng đất, chỉ có lá và cuống hoa mọc lên trên mà thôi. Vì vậy, nó không được xem như một loại cây gỗ, mặc dù tán lá có thể cao đến 9 mét.

Dừa nước sinh trưởng tốt ở ven sông, rạch.
Dừa nước sinh trưởng tốt ở ven sông, rạch.
Lá dừa nước dược dùng nhiều nhất vào lợp nhà, rất bền và mang lại cảm giác mát trong nhà. Nhà lợp lá dừa có ưu điểm mùa nắng mát mẻ, mùa mưa không dột, mùa lạnh ấm áp, không khí trong nhà lúc nào cũng thoáng đãng, giá thành lại rẻ. Thời gian mục của lá dừa nước (còn gọi là “xác lá”) tốt có thể kéo dài gần 10 năm. Ngoài cách xử dụng “lá xé” (tàu lá được xé ra làm hai), người dân còn chặt lấy phiến lá, bỏ bẹ lá ở giữa để chằm lá (còn gọi là lá chằm) cũng dùng lợp nhà, làm rổ rá…

Thân dưới của dừa nước gọi là bập dừa. Bập bừa gắn với tuổi thơ miền sông nước ở buổi đầu tập bơi. Những đứa trẻ ra vẻ ta đây thì nói: Biết lội không cần bập dừa. Còn đứa nào có cánh mũi to bè thì được trêu là mũi bập dừa mà không thấy đứa nào giận. Từ vỏ thân bập dừa người ta chẻ thành từng sợi nhỏ phơi nắng làm lạt buột rất chắc.

Hoa dừa nước nở rộ thành chùm ở đầu cụm hoa hình cầu, hoa đực màu đỏ hoặc vàng dạng đuôi sóc trên những nhánh kế sau. Khi hoa đã thụ phấn, những trái nhỏ ép vào nhau lớn lên thành như một quả bóng đường kính cỡ 25-30 cm trên mỗi đầu cuống (quài dừa). Trái dừa nước khô già sẽ rơi rụng và phân tán theo thủy triều, có khi mọc mầm ngay khi trôi nổi.

Trái dừa nước là một trong những món ăn quen thuộc đối với tuổi thơ của trẻ em vùng Gò Công. “Cơm dừa” bên trong (còn gọi là cùi dừa) có màu trắng, mang vị béo và ngọt. Theo Đông y, dừa nước có công dụng tương đương như dừa xiêm: ngọt mát, không độc, giúp tăng cường khí lực, tươi nhuận nhan sắc, giải nhiệt, cầm máu nên rất tốt khi điều trị cảm nắng, thổ huyết, máu cam.

Rừng dừa nước ở ven sông cửa Tiểu, cửa Đại (huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây và Tân Phú Đông) là một trong những hệ sinh thái rừng ngập mặn rất phong phú, và đây cũng là vùng sinh sản của các loài thủy sinh vùng cửa sông ven biển (cua biển, còng, cá nâu, cá bống). Cũng chính "Đám lá tối trời" này năm xưa từng chở che nghĩa quân Trương Định kháng Pháp.

Rừng dừa nước ven sông là nơi trú ngụ, sinh trưởng tuyệt vời của nhiều loài động vật sống dưới nước, là nơi ngăn gió, trú bão của ngư dân và tàu thuyền theo các mương lạch.

Những năm gần đây, du lịch phát triển, những nhà hàng, quán cà-phê, khách sạn, khu du lịch bỗng ưa chuộng loại lá dừa lợp mái. Những mái nhà lợp bằng lá dừa vừa tạo nên nét dân dã, vừa rất mát mẻ nên được ưa chuộng, thành 'mốt' của nhiều nơi. Đò chèo theo kinh rạch dưới tán lá dừa nước mát rượi ở Thới Sơn, TP. Mỹ Tho từ lâu đã luôn hấp dẫn du khách.

HOÀNG AN

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Tác dụng chữa bệnh của cây tre

Tác dụng chữa bệnh của cây tre


Cây tre được sử dụng làm thuốc trong dân gian và đông y từ lâu đời. Nhiều vị thuốc được chế từ cây này. Chẳng hạn, tinh tre có tác dụng thanh hóa nhiệt đàm, trừ phiền, chống nôn; dùng chữa ho đờm vàng đặc, bồn chồn mất ngủ, nôn mửa.

Để chữa mất ngủ, tâm phiền hồi hộp, dùng tinh tre 16 g, mạch môn (củ cây tóc tiên) 16 g, sắc nước uống trong ngày. Tinh tre là vị thuốc chế bằng cách cạo bỏ vỏ xanh bên ngoài của cây tre, sau đó cạo lấy lớp thân bên trong thành từng mảnh hay sợi mỏng.

Trúc diệp là lá tre bánh tẻ hoặc lá non của cây tre, có tác dụng thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân dịch, lợi niệu. Nó thường được dùng chữa nhiệt tà gây tổn thương tân dịch, phiền táo, khát nước, miệng lưỡi lở loét, tiểu tiện sẻn đỏ. Tác dụng của lá bánh tẻ và lá non còn cuộn tròn (búp tre) tương tự như nhau; nhưng khi chữa các bệnh nhiệt ở phủ vị thì người ta thường dùng lá, còn khi chữa bệnh nhiệt ở tạng tâm thường dùng búp.

Trúc lịch là vị thuốc chế bằng cách chặt tre tươi, cắt thành từng đoạn, nướng lên và vắt lấy nước; hoặc uốn cong cây tre non ngay tại bụi tre, phạt ngọn, buộc cọc ghìm vào miệng bình, lấy đuốc lửa đốt phần giữa, nước cốt – trúc lịch sẽ chảy dần vào bình. Nó có tác dụng thanh nhiệt, trừ đờm, định suyễn; dùng chữa hen suyễn do đờm nhiệt, trúng phong hôn mê, kinh giản, điên cuồng.

Ngoài ra, măng tre, cặn đọng trong đốt tre (thiên trúc hoàng) cũng có thể sử dụng làm thuốc.
Một số bài thuốc từ cây tre 

·                                 Dự phòng viêm não B: Dùng lá tre, vỏ bí đao, lá sen, rễ cỏ tranh mỗi thứ 9 g, sắc nước uống thay nước trong ngày. Để dự phòng viêm não, mỗi tuần cần uống 1-2 ngày.

·                               Chữa sốt cao, mê man do viêm não: Dùng trúc lịch 30-50 g, hòa với nước đã đun sôi, chia ra uống trong ngày.

·                           Chữa ho suyễn, hoặc trúng phong cấm khẩu: Gừng sống giã vắt lấy nước cốt 1 chén, hòa với 1 chén trúc lịch cho bệnh nhân uống dần.

·                                 Chữa ho khan: Dùng lá tre, rau má, vỏ rễ dâu mỗi thứ 12 g, quả dành dành (sao vàng) 8 g, lá chanh 8 g, cam thảo 6 g; nước 700-800 ml, sắc còn 250-300 ml, chia 2 lần uống trong ngày; cũng có thể tán thô, hãm vào phích uống dần. Dùng cho các trường hợp ho khan, đờm sát, cổ họng khô và ngứa, rêu lưỡi vàng mỏng.

·                              Chữa viêm màng phổi có tràn dịch: Lá tre 20 g, thạch cao 20 g, vỏ rễ dâu, hạt rau đay, hạt bìm bìm, rễ cỏ tranh, thổ phục linh, bông mã đề mỗi thứ 12 g. Dùng 600 ml nước, sắc còn 200 ml; uống hết một lần trước bữa trưa 30 phút. Lại thêm nước, sắc lần thứ hai, uống trước bữa cơm chiều. Cùng với việc điều trị bằng kháng sinh, bài thuốc này có tác dụng hỗ trợ rất tốt.

·                                  Chữa nấc (do nhiệt): Dùng lá tre, tinh tre, gạo tẻ (rang vàng) mỗi thứ 20 g, thạch cao (nướng đỏ) 30 g, bán hạ 8 g, mạch môn (bỏ lõi) 16 g, tai quả hồng 10 cái; nước 800 ml, sắc còn 300 ml, chia hai lần uống trong ngày. Thuốc này có tác dụng thuận khí, giáng hỏa, thích hợp với chứng nấc do nhiệt – kèm theo các triệu chứng người bứt rứt, khát nước, miệng hôi, tiểu tiện đỏ sẻn, đại tiện táo kết… Không dùng cho chứng nấc do hàn.

·                                 Chữa miệng lưỡi lở loét: Búp tre 15- 20 g, sinh địa 10 g, mộc thông 10 g, cam thảo 8 g, sắc nước uống thay nước trong ngày. Bài thuốc có tác dụng “thanh tâm trừ phiền”, dùng trong trường hợp Tâm kinh thực nhiệt, phiền táo, khát nước, miệng lưỡi lở loét, tiểu tiện vàng sẻn.

·                                 Chữa đái ra máu: Lá tre , mạch môn, mã đề, rễ cỏ tranh, thài lài tía, râu ngô mỗi thứ 20 g; nước 700 ml, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trong ngày. Thuốc này có tác dụng thanh tâm, lợi niêu, chỉ huyết (cầm máu), thích hợp với chứng tiểu tiện xuất huyết do nhiệt độc tích tụ ở bàng quang.
theo internet

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Mứt dẻo dừa nước, món Tết miền Cửu Long

Mứt dẻo dừa nước, món Tết miền Cửu Long

Người miền Tây, không ai không biết đến cây dừa nước. Đây là loại cây đa dụng vì lá dùng lợp nhà, bẹ làm lạt buộc, cọng phơi khô đốt, trái dùng để ăn và đặc biệt là làm mứt…

Buồng dừa nước

Dừa nước có trái quanh năm, rộ nhất vào khoảng tháng 8 đến tháng 10. Cơm dừa nước dầy, màu trắng đục, mềm dẻo, bên trong có ít nước, vị ngọt nhẹ (trái vừa ăn); còn cơm trái già, cứng ăn xảm, ăn không ngon.

Trái dừa nước khi xưa có giá trị kinh tế không cao nên nhà vườn chỉ chặt về nhà để ăn chơi như một thứ quà vặt, ít khi mang ra chợ bán. Nay trái dừa nước có giá trị kinh tế khá và được xem như là đặc sản, nên nông dân, thương lái các tỉnh như Trà Vinh, Bến Tre… thu hái chở ra thành phố để bán với giá bình quân 8.000 đồng một quầy.

Riêng, giá cơm (cùi) dừa nước hiện nay ở Cần Thơ là 40.000 đồng một kg. Việc lựa chọn buồng dừa để mua cũng rất hên xui, nếu gặp nhiều buồng dừa non hoặc già, coi như lỗ vốn. Ngoài ra, việc tách cơm dừa nước cũng rất vất vả. Phải dùng dao bén chặt từng trái, và dùng muỗng múc cho vào túi nhựa để sẵn, nếu ế hàng đển ngày hôm sau cơm dừa bị chua. Một buồng dừa nước vừa ăn cho khoảng 250 gr cơm dừa.

Tách quả dừa nước để lấy cơm

Cơm dừa nước thông thường được xem như là một thức uống mát, giải nhiệt như ăn với nước đá đường, pha chế cocktail, nấu chè… Nhưng các bà nội trợ miền Tây trong dịp Tết còn chế biến thêm món ăn mới rất thú vị là mứt dẻo dừa nước.

Chế biến món này rất dễ dàng, nhanh gọn. Chỉ cần chọn mua cơm dừa nước loại vừa ăn (cơm deo dẻo, không quá cứng) khoảng 1 kg cho vào thau. Lọc bỏ nước dừa dư (nếu có). Cho nửa kg đường cát trắng vào cơm dừa trộn đều cho đường hòa tan và ngấm khoảng 20 phút. Đổ hỗn hợp (cơm dừa + đường cát) vào nồi sên, lúc đầu cho lửa lớn, sau đó điều chỉnh ngọn lửa nhỏ. Khi đường hơi sệt (kéo thành sợi) vắt chút chanh vào (tránh lợi đường), đến khi đường cô lại nhắc xuống, để nguội, múc ra dĩa (hoặc cho vào keo để ăn dần).

Đĩa mứt dừa
Còn gì thích thú cho bằng dịp Tết được thưởng thức món mứt dẻo cơm dừa nước thật thơm ngon, hấp dẫn và lạ miệng. Ghim một miếng mứt dẻo dừa nước cho vào miệng nhai chầm chậm. Vị ngọt của đường, cái deo dẻo, giòn giòn, và mùi thơm đặc trưng của cơm dừa nước lan tỏa vào trong miệng… len vào cổ họng. Hớp một tách trà nóng vào nữa, thật tuyệt vời, đậm đà hương vị ngày Xuân.

theo VNE

Cây Dừa Nước Miền Tây

Vườn lá dừa nước

Ở miền quê, nơi nào có nhiều cây dừa nước, người ta gọi nơi ấy là "đám lá".  Nếu gần đó có vài chục căn nhà họp thành một xóm thì dân ở đây gọi là "xóm lá" .  Cách gọi như vậy cũng không sai vì khi nhìn một cụm dừa nước từ xa, chỉ thấy toàn là lá.  Là dừa nước tuy nhỏ bề ngang, nhưng chiều dài có thể đến sáu tắc hoặc có khi hơn.  Chúng mọc gần khít nhau hai bên sống lá, từ chỗ cách gốc khoãng năm đến bảy tấc, lên đến đỉnh cao nhất của tàu lá.

Trái dừa nước được rất nhiều khách ưu thích

Các tàu lá mọc lên từ dưới nước, phần trong nước được gọi là bẹ dừa, là phần lớn nhất của tàu lá.  Khi đốn, người ta bỏ phần này, chỉ lấy phần có nhiều lá.  Tuy nhiên, khi thiếu lạt, người dân Cà Mau chẻ nhỏ bẹ dừa ra, phơi khô để thay lạt.  Loại lạt dừa này không chắc bằng lạt lấy từ bắp lá dừa nước.

Trước khi thành tàu lá, nó là một cái bắp.  Cái bắp lá dừa nước như một thân cây tròn, láng bóng, không cành, mọc thẳng lên từ đáy nước, bên trong gồm rất nhiều chiếc lá dài, nhỏ, còn non, màu vàng nhạt, ôm sát vào nhau thành một cái bắp dài, phần cuối cùng nhọn hoắt.  Ở miền quê, người dân lấy lá non làm lạt để cột từng đôi lá xé phơi khô, sát vào đòn tay làm thành mái nhà, làm vách, làm phên che nắng che mưa.  Một mái nhà lợp dày, cột kỹ, có thể trụ được mười năm với mưa nắng.  


Trái dừa nước màu trong và có vị ngọt ngọt

Cây dừa nước rất dể mọc, dễ trồng.  Nó có thể sống ở nơi nước ngọt, nước mặn, nước phèn.  Cây dừa nước không chỉ cho người ta lá để lợp nhà ở mà còn cho trái.  Mỗi bụi dừa nước có thể cho nhiều quầy.  Mỗi quầy chi chít những trái!  Trong mỗi trái dừa nước cũng có cơm dừa và nước dừa.  Nhưng nước quá ít và không ngon nên người ta chỉ ăn cơm dừa.  Cơm dừa nước cho vào một ít đường và đem ướp lạnh là một món ăn ngon, mát, nhiều người ưa thích.

Nhà cửa truyền thống của các tộc phía Bắc: người Cờ Lao

Nhà cửa của người Cờ Lao, tiêu biểu nhà cho nhóm tộc ngôn ngữ Ca Đai (Cờ Lao, La Chí, Pu Péo, La Ha)



Nhà cửa, thường là loại nhà ba gian hai chái; Bộ khung thường được làm bằng gỗ tốt, mái lợp tranh, đôi khimái lợp bằng những máng nứa  Vách đan bằng nứa, có khi người ta đan bằng những cây gỗ nhỏ...

Nhà cửa có thể  là nhà  nền đất , có thể  là  nhà sàn có thễ   kiểu nửa nhà sàn, nửa nhà đất.

Nhà cửa,của người Cờ Lao thường là  nhà đất
   
Bản làng  ở đỉnh núi cao, mỗi bản chừng 15-20 nóc nhà, các nhà ở gần nhau song kiêng một số điều như: nhà sau không được nhìn vào lưng nhà trước; nhà đất thường ba gian, chuồng gia súc bố trí ở phía trước nhà chính.

Nhà cửa, người  La Ha  thường là  nhà sàn
  Nhà sàn, có hai cửa ra vào với thang lên xuống tại hai đầu nhà, một cửa vào chỗ để tiếp khách và một cửa vào chỗ dành cho sinh hoạt trong gia đình.  Mái nhà hai đầu hồi lượn tròn theo hình bầu dục dài ra hai bên như hình hàm lợn.  hoặc  mái  hai đầu hồi tròn khum hình mai rùa

Nhà cửa,của người La Chí thường là kiểu nửa nhà sàn, nửa nhà đất.
  Nhà sàn để ở và nhà đất liền kề để làm bếp. Nhà sàn gồm 3 gian, chỉ có một cầu thang lên xuống ở gần đầu hồi phía giáp nhà đất, bàn thờ tổ tiên đặt tại gian nhà sàn to nhất.

Nhà cửa,của người Pu Péo   thường là  nhà đất
 Nhà tương tự như nhà người Cờ Lao.   Bộ khung cũng  thường được làm bằng gỗ tốt,. Điểm đáng chú ý là trong nhà của người Pu Péo còn có gác xép. Gác này là nơi để đồ đạc, lương thực... Khi nhà có thêm người thì các con trai, người già lên gác ngủ.

 theo internet

Nhà cửa truyền thống của các tộc phía Bắc: người La Hủ - Hà Nhi

Nhà cửa truyền thống của các tộc phía Bắc: người La Hủ - Hà Nhi

Nhà cửa của người  La Hủ & Hà Nhì  tiêu biểu nhà cho nhóm tộc ngôn ngữ Tạng– Miến (La Hủ, Lô Lô, Hà Nhì, Phù Lá, Cống và Si La)

Nhà người La Hủ

Nhà cửa cổ truyềncủa người  La Hủ   ở  trên sườn núi. Mặt bằng sinh hoạt: nhà thường ba gian, ít nhà bốn gian.Phần lớn là nhà trệt với vách bằng phên. Vì kèo cơ bản là kiểu vì kèo ba cột. Nhà không có cửa sổ, của ra vào cũng ít Trong nhà, bàn thờ tổ tiên và bếp bao giờ cũng đặt tại gian có chỗ ngủ của chủ gia đình

Nhà cửa cổ truyền của người Hà Nhì  nhà đất. Bộ khung nhà khá đơn giản. Vì kèo cơ bản là kiểu vì kèo ba cột. Nhà có hiên rộng, người ta còn làm thêm một cột hiên nên trở thành vì bốn cột. Tường rất dày. Nhà không có cửa sổ, của ra vào cũng ít, phổ biến là chỉ có một cửa ra vào mở ở mặt trước nhà và lệch về một bên.  
Nhà người Hà Nhì

Mặt bằng sinh hoạt: nhà thường ba gian, ít nhà bốn gian.. Trong nhà chia theo chiều dọc: Nửa nhà phía sau là các phòng nhỏ. Nửa nhà phía trước để trống, một góc nhà có, giường dành cho khách ở đây còn có bếp phụ. Cũng có trường hợp hiên được che kín như là một hành lang hẹp thì cửa mở ở chính giữa. Những trường hợp như thế này thuộc về gian chính giữa hoặc thêm một gian bên cạnh có sàn cao khoảng 40cm để dành cho khách, ở đây cũng có bếp phụ


theo internet

Nhà cửa truyền thống của các tộc phía Bắc: người HOA

Nhà cửa của người Hoa,  tiêu biểu nhà cho nhóm  tộc ngôn ngữ Hoa   (Hoa, Ngái, Sán Dìu)




Nhà cửa người Hoa, thường có ba loại: nhà ba gian hai chái, nhà chữ môn và nhà chữ khẩu...  Có thể là nhà sàn, có thể là nhà nền đất. 

Vách tường  có thể bằng đất  dầy, bằng gỗ,  bằng đá để thích ứng với  thời tiết khí hậu, thích ứng với  độ ẩm ướt và  thích ứng với  nhiệt độ. Kiến trúc nhà nhằm thích ứng với  những   luồng gió thiên nhiên  mạnh nhấ t của vùng địa phương để hóng gió mát.  Gian nhà thì hẹp và sâu.  nhưng  hứng đủ  ánh sáng  thanh thiên bạch nhật . Nhà cửa cũng thường có hiên.  Cửa  quay về hướng Bắc Nam để thông  gió.  Nhà thường có  hiên, rồi  đàng trước nhà  có  sân  và một cái vườn trồng cây bóng mát cho nhà .

Nhà cửa truyền thống của các tộc phía Bắc: người Bru – Vân Kiều

Nhà cửa truyền thống của các tộc phía Bắc: người Bru – Vân Kiều

Nhà cửa của người Bru – Vân Kiều tiêu biểu nhà cho nhóm  tộc ngôn ngữ Môn – Khơ me  (Mảng, Kháng, Xinh Mun, Ơ Đu, Bru– Vân Kiều)
 
Nhà ở của đồng bào Bru Vân Kiều tại làng văn hóa
Nhà cửa đều ở nhà sàn.

Đó là loại nhà làm bằng tre, gỗ, lợp bằng có tranh, có mái hình mai rùa, cột chôn xuống đất, gầm sàn thấp, không có lan can, ở trên nóc tại hai đầu hồi có trang trí khau cút,... nhà sàn có cầu thang quản dành cho đàn ông, cầu thang chan dành cho đàn bà; 
Đồng bào về sinh hoạt tại Làng của mình tại Làng VHDL

Có tụp cuông dành cho các chàng trai đến ở rể (du khươi); 


Nhà cũng chia làm hai nửa (theo chiều ngang sàn), bên quản dành để thờ cúng gia tiên (phi hươn), tiếp khách, và dành cho đàn ông, bên chan dành cho việc nấu ăn và là nơi sinh hoạt của đàn bà.
theo internet

Nhà cửa truyền thống của các tộc phía Bắc: người Dao

Nhà cửa truyền thống của các tộc phía Bắc: người Dao

Nhà cửa của người Dao,  tiêu biểu nhà cho nhóm tộc  ngôn ngữ Hmông - Dao (Hmông, Dao, Pà Thẻn)


Nhà nửa sàn, nửa trệt:

Kiến trúc nhà đa số đơn giản: cột – xà – kèo lắp ráp bằng ngoãm, buộc bằng dây, mái có khung gồm kèo,đòn nóc, đòn tay, dui mè  lợp bằng cỏ tranh, lá cọ, …
Dạng nhà điển hình như sau:

- mở cửa hai đầu hồi;
- thờ tổ tiên, ăn và ngủ trên sàn;
- nấu ăn, sinh hoạt trên phần nền đất.



Nhà cửa truyền thống của các tộc phía Bắc: Mường, Thái, Tày (P2)

Nhà cửa truyền thống của các tộc phía Bắc: Mường, Thái, Tày (P2)

Nhà người Thái

Theo Robequain, nhà sàn người Thái hình chữ nhật. Sàn trước nhà để phơi phóng, rửa ráy. Tại  đây  có vại nước để rửa chân trước khi vào nhà


 2/    Cách bố trí nơi ăn ở của nhà người  Tày

     a/   Nhà sàn người Tày phía đông và đông bắc

- Phần dành tiếp khách: trước ban thờ gia tiên đặt một cỗ phản. Bên trái và bên phảiđạt 2 cỗ phản khác, thấp hơn để làm nơi ngủ cho đàn ông.
- Phần dành cho trẻ con và đàn bà được làm thành nhiều buồng kín.
- Chính giữa mỗi phần đặt 1 bếp. Khung bếp làm bằng gỗ, lót đất sét. Trên bếp có gác, dùng để muối, hong khô các đồ vật cần thiết.



b/   Nhà sàn người Tày phía Tây vùng Đông Bắc
Cửa ra vào chính ở đầu hồi, tiếp theo đó là phòng đợi có mái, phòng khách dành cho đàn ông, phòng cho phụ nữ, cuối cùng là sàn rửa, phơi,... Mỗi khu vựcđặt một bếp.







Nhà cửa truyền thống của các tộc phía Bắc: Mường, Thái, Tày

Nhà cửa truyền thống của các tộc phía Bắc:

1/. Nhà cửa của người Mường, Thái, Tày:

Người Mường, Thái, Tày  rất trọng hướng nhà, vì vậy, hướng nhà phải do một thầy địa lý có tiếng chọn riêng theo tuổi của gia chủ. Họ quan niệm làm nhà đúng hướng sẽ đem lại tài lộc và may mắn đến cho gia đình

Nhà cửa của họ đều được làm bằng gỗ, tre, nứa. Họ dùng con xỏ bằng tre, con then bằng gỗ, đinh kèo bằng gỗ… để đóng thay cho đinh sắt. Họ dùng lạt mây, giang hoặc tre bánh tẻ để buộc níu các ngoàm đẽo hoặc cột kèo. Tre nứa dùng làm nhà phải không được cụt ngọn, không bị sâu hay bị đốt cháy dở.

Gỗ làm nhà phải là loại gỗ chắc đảm bảo không mối mọt và thường là gỗ lim xanh, mài lái… Người Mường, Thái, Tày  đặc biệt quan tâm đến những cây gỗ mọc ở núi đá như giống gỗ heo vì giống gỗ này chặt đốn thì mềm nhưng khi chôn xuống đất hàng trăm năm cũng không mục mại. Có nơi đồng bào còn kéo gỗ ra ngâm bùn tại ngòi, suối khoảng một hai năm mới vớt lên m. Những cây gỗ được chọn làm cột, sau khi lắp mộng, dựng khung, đượcchôn thẳng xuống những hố đã đào sẵn sâu khoảng 20 – 30 cm. Tục chôn cột nhà, ngoài dụng ý cho vững chắc khung nhà khi lợp mái, làm sàn, làm vách, còn có ý nghĩa tâm linh, thể hiện cho sự hoà hợp âm dương, một biến thể của tín ngưỡng phồn thực. Cho đến nay, đa số người Mường, Thái, Tày  đã thay đổi tục chôn cột nhà bằng cách nâng cột lên mặt đất và kê lên những phiến đá chống mối mọt

Khung nhà sàn của người Mường, Thái, Tày  được dựng hoàn toàn bằng cách đục đẽo ghép mộng, hoặcthiết kế theo kiểu vì cột, liên kết chủ yếu là buộc, gá hoặc dùng ngoẵm. Đòn tay (tôn thảy) được đặt dọc mái nhà. Đòn tay cái có miếng tre kẹp chặt đòn tay vào đầu cột cái gọi là cái khoá kèo. Khi bắc đòn tay thì ngọn phải quay về gian cuối, gốc ở gian đầu nơi có cầu thang lên xuống. Gian này được gọi là gian gốc. Sào nhàgác lên thượng lương. Gốc sào cũng phải quay về gian gốc.     Khung nhà sàn gồm có  một gian chính, hai chái, hai mái chính hình thang cân và phẳng, hai mái đầu hồi nhỏ và thấp.

Mái nhà lợp bằng lá cọ hoặc bằng cỏ gianh. Những cây nứa ngộ (loại nứa to và dày) vàng óng được lựa chọn kỹ để pha nan kẹp lá (như cái gắp dùng để kẹp cá nướng). Cứ như thế, những kẹp lá cọ được đưa lên mái buộc thẳng vào dui mè. Đây là cách lợp mái nhà theo tục truyền thống còn tồn tại phổ biến cho đến ngày nay. Tuy vậy ở một số nơi, người Mường, Thái, Tày  đã thay cách lợp nhà. Lá cọ được đưa lên lợp vào dui mè mà không cần kẹp nữa. Mái nhà sàn khum khum hình mai rùa. mái chảy xuống gần hết cửa sổ.

Cửa sổ thường được thiết kế ở đầu hồi  vách phía sau, vách làm bằng phên nứa. Đối với người Mường, Thái, Tày  cửa sổ ở gian thờ tổ tiên (voóng tông) rất linh thiêng, kiêng đưa đồ vật và ngồi dựa vào đó.

Sàn nhà được làm bằng những cây bương già thẳng pha thành mảnh dát xuống lược bỏ mắt và cạnh sắc ghép liền với nhau, dùng lạt mây buộc chặt kết thành từng mảnh buộc chặt vào khung sàn.    Nhà của người Mường, Thái, Tày  thường ba đến năm gian. Những gia đình đông con thì nhà lên đến bảy – mười hai gian. Những ngôi nhà như vậy ngày nay còn rất ít. Nhà dù ít hay nhiều gian đều có một sàn bên trái để bắc cầu thang và máng nước sinh hoạt.Sàn nhà thường cách mặt đất  khoảng 2 đến 2,5 m tuỳ từng nơi ẩm thấp hay cao ráo .

Gầm sàn nhà
 người Mường, Thái, Tày  thường được dùng phần lớn làm nơi nhốt trâu, bò, lợn và các loại gia cầm khác. Phần còn lại là nơi đặt các loại cối giã, để nông cụ, các công cụ sản xuất như cày, cuốc, liềm, nong, nia và các đồ dùng khác


1/   Cách bố trí nơi ăn ở của nhà người Mường,Thái tương đối thống nhất.

Tại hai đầu hồi, có cầu thang với số bậc lẻ. Cầu thang phía thờ tổ tiên (voóng tông) dành cho nam giới, cầu thang phía bếp dành cho giới nữ. Phía trên (voóng tông), là nơi ngủ, phía dưới đặt bếp và là nơi sinh hoạt của gia đình. Tính theo chiều ngang sàn nhà, phía thờ tổ tiên (voóng tông), dành cho nam giới, phía giáp bếp là khu vực của phụ nữ, tiếp đó là sàn phơi và đồ đựng nước.

Gian đầu tiên từ cầu thang lên gọi là gian gốc. Đây là gian quy tụ mọi tính linh thiêng của ngôi nhà, là nơi xuất phát những tục lệ đối xử hành vi của con người với ngôi nhà.

 gian gốc có một cây cột to hơn các cây cột khác trong nhà gọi là cột gốc (còn gọi là cây cột chồ) ở đầu góc nhà gần cầu thang. Cây cột gốc được đồng bào trân trọng đặt khám (bàn thờ) thờ tổ tiên. Mọi người kể cả chủ hay khách đến nhà chơi đều không được bôi nhọ, dựa lưng, gác chân, buộc đồ vật hay treo quần áo vào cột này. Phần cột dưới sàn cũng không được buộc trâu bò hay dựng, treo công cụ lao động. Người Mường quan niệm nếu phạm phải những điều cấm trên thì bị coi là xúc phạm đến gia đình, tổ tiên và thần linh.

Gian nhà gốc chỉ dành riêng cho nam giới. Phụ nữ trong nhà không được ngồi nghỉ hoặc làm việc ở đây. Trong các ngày trọng đại như hôn lễ, ma chay thì chỉ nam giới có vai vế trong dòng họ được ngồi ăn uống.

Tại gian nhà linh thiêng này có một cửa sổ làm sát đến sàn nhà gọi là cửa sổ “voóng” linh thiêng, không ai được đưa vật gì hay chui qua. Cửa sổ voóng chỉ dành để đưa quan tài ra ngoài khi gia chủ có tang ma. Đối diện với cột chỗ ở gian gốc có một cột nhà tương đối quan trọng. Ở chân cột này, người Mường để vào cum lúa đã tuốt hết hạt. Đầu cột đội một cái giỏ thủng biểu hiện cho âm tính (đồng bào gọi là nường). Bên cạnh đó, người Mường treo một đoạn tre tước xơ một đầu cho bông lên biểu hiện cho dương tính (gọi là nõ). Điều này thể hiện đời sống tâm linh, nói lên sự hỗn hợp, cân bằng âm dương, sự ổn định và thuận hoà của cả gia đình.

Gian thứ hai của ngôi nhà (gian kế theo gian gốc) dành cho nam giới ngủ nghỉ. Gian giữa thường là gian để thóc và làm bếp. Lúa gặt ở ruộng nương về phơi khô khi chuyển lên nhà được để ở đây. Họ xếp lúa vào một cáiquây như cái bồ thủng đáy đan bằng nứa hoặc giang để gần bếp. Bếp của người Mường là rất công phu.Khuôn bếp được làm bằng loại gỗ đặc biệt cứng, có đường viền xung quanh, đáy lót bằng bẹ chuối rồi rảibùn lên trên. Khi chuyển bếp mới, người Mường tìm một số loại cỏ thơm như cỏ mật phơi khô để vào bếp đốt lấy tro rồi mới bắc kiềng nấu nướng. 

Bếp thường đặt trên trục nhà nơi nóc dọi xuống. Có nhà bếp đặt gần cửa sổ để thông gió, tránh khói và hoả hoạn. Tuy vậy, việc đặt bếp ở cửa sổ ít được ưa chuộng hơn vì đồng bào quan niệm nếu đặt bếp gần cửa sổ thì hơi ẩm từ bếp toả ra ngôi nhà không đều. Nhà người Mường thường có hai bếpchuyên dụng. Một bếp để nấu nướng thức ăn, và phụ nữ, trẻ em trong gia đình ngồi sưởi. Một bếp nhỏ hơn đặt ở gian gốc dùng để cho đàn ông trong gia đình ngồi sưởi vào mùa đông và đun nước uống hàng ngày hoặc tiếp khách. Bếp này người phụ nữ trong gia đình ít khi được ngồi hoặc sử dụng, trừ phụ nữ cao tuổi như bà, cụ hay con gái út được yêu quý nhất.Gian thứ hai của ngôi nhà (gian kế theo gian gốc) dành cho nam giới ngủ nghỉ. Gian giữa thường là gian để thóc và làm bếp.
Lúa gặt ở ruộng nương về phơi khô khi chuyển lên nhà được để ở đây. Họ xếp lúa vào một cái quây như cái bồ thủng đáy đan bằng nứa hoặc giang để gần bếp.Bếp của người Mường là rất công phu. Khuôn bếp được làm bằng loại gỗ đặc biệt cứng, có đường viền xung quanh, đáy lót bằng bẹ chuối rồi rải bùn lên trên. Khi chuyển bếp mới, người Mường tìm một số loại cỏ thơm như cỏ mật phơi khô để vào bếp đốt lấy tro rồi mới bắc kiềng nấu nướng. 

Bếp thường đặt trên trục nhà nơi nóc dọi xuống. Có nhà bếp đặt gần cửa sổ để thông gió, tránh khói và hoả hoạn. Tuy vậy, việc đặt bếp ở cửa sổ ít được ưa chuộng hơn vì đồng bào quan niệm nếu đặt bếp gần cửa sổ thì hơi ẩm từ bếp toả ra ngôi nhà không đều. Nhà người Mường thường có hai bếp chuyên dụng. Một bếp để nấu nướng thức ăn, và phụ nữ, trẻ em trong gia đình ngồi sưởi. Một bếp nhỏ hơn đặt ở gian gốc dùng để cho đàn ông trong gia đình ngồi sưởi vào mùa đông và đun nước uống hàng ngày hoặc tiếp khách. Bếp này người phụ nữ trong gia đình ít khi được ngồi hoặc sử dụng, trừ phụ nữ cao tuổi như bà, cụ hay con gái út được yêu quý nhất.

Gian cuối cùng là nơi dành cho phụ nữ sinh hoạt  chạn bát, để đồ dùng gia đình, nơi sửa soạn cơm nước. Gian này được ngăn với các gian khác trong nhà bởi một tấm liếp. Đây cũng là nơi người phụ nữ thay quần áo và ngủ nghỉ.

Đầu hồi nhà, người Mường, Thái để một cái cối đuống và một cối tròn. Cối đuống không chỉ dùng để giã thóc gạo mà còn là phương tiện để gia đình báo nhà có việc lớn như đám cưới mà tang ma. Bên cạnh đó, cối đuống còn là một nhạc cụ sử dụng để gõ những bản nhạc vui trong ngày lễ tết, hội hè với những bản đuống rộn ràng âm vang, người Mường gọi là “đâm đuống” hay “châm đuống”.

 Nhà của người Mường, Thái thường chỉ có một cầu thang. Song những ngôi nhà dài từ 7 - 12 gian thì phải làm hai cầu thang ở hai đầu nhà. Những nhà có hai cầu thang như vậy khá hiếm vì người Mường, Tháiquan niệm đó là sự xui xẻo, kiêng kị, của nả sẽ không giữ được trong nhà “vào đầu này ra đầu kia”.



Khác biệt một chút xíu :

Nhà người Mường

Nhà cửa người Mường  chủ yếu ở những dải đồng bằng thung lũng hẹp, doi đất ven sông, ngòi, dưới chân các dãy núi hay trên các đồi gò thấp.   Vì   lẽ  đó mà muốn vào nhà của người Mường thường phải băng qua con đường nhỏ hoặc lội qua những con suối, ngòi.

Trong tổ hợp kiến trúc nhà ở truyền thống của người Mường có chiếc lều nhỏ để thờ thổ thần, được dựng ở dưới vườn, đối diện với mặt tiền ngôi nhà. Vai trò tâm linh của chiếc lều này rất quan trọng. Tuy thế, việc dựng lều thờ thổ thần, đối với người Mường, không phải bất cứ địa phương nào cũng có. Xung quanh khuôn viên cư trú của họ thường bao bọc bằng hàng rào tre, nứa hoặc các loại cây gai (dứa, xương rồng, găng,... ), có cổng ra vào. Trong khuôn viên cư trú của người Mường, ngoài nhà ở thường là vườn trồng các loại cây ăn quả lưu niên, chè, mía, và các loại rau, đậu khác.

theo vanhoaviet