Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Nhà cửa truyền thống: dân tộc Chăm

1/    Người Chăm ở Bình Thuận


Bộ khung nhà của khá đơn giản.  Vì cột cơ bản là vì ba cột ( kèo được liên kết với cột hoặc không  có vì kèo thì dùng tường thay thế kèo).  Nếu là vì năm cột thì có thêm xà ngang đầu gác lên  cây đòn tay cái nơi hai đầucột con. Từ các kiểu vì này dần xuất hiện cây kèo và trở thành vì kèo.

Mặt trước nhà quay về hướng Nam hoặc hướng Tây. Gian giữa là trung tâm (ngườiChăm  gọi là sang-yơ), phía phải  phòng ngủ của bố mẹ, bên trái  kho, sau  phòng ngủ của con cái. Mặt trước có một hiên ở giữa nhà.
Nhà bếp được xây dựng riêng biệt với nhà chính và ở phía Tây nhà chính, trong nhà bếp có khu bếp, khu chứa nước uống và kho chất đốt (củi, than, v.v.).

 2/-   Nhà người Chăm ở miền Nam.

Nhà chính và nhà phụ kết hợp thành hình thước thợ. Nhà ở là nhà sàn, chân rất cao để phòng ngập lụt. Chuồng trâu bò và lợn được làm xa nhà ở.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét