1/. Nhà cửa của người Mường, Thái, Tày:
Người Mường, Thái, Tày rất trọng hướng nhà, vì vậy, hướng nhà phải do một thầy địa lý có tiếng chọn riêng theo tuổi của gia chủ. Họ quan niệm làm nhà đúng hướng sẽ đem lại tài lộc và may mắn đến cho gia đình
Nhà cửa của họ đều được làm bằng gỗ, tre, nứa. Họ dùng con
xỏ bằng tre, con then bằng gỗ, đinh kèo bằng gỗ… để đóng thay cho đinh sắt.
Họ dùng lạt mây, giang hoặc tre
bánh tẻ để buộc níu các ngoàm đẽo
hoặc cột kèo. Tre nứa dùng làm nhà phải không được cụt ngọn,
không bị sâu hay bị đốt cháy dở.
Khung nhà sàn của người Mường, Thái, Tày được dựng hoàn toàn bằng cách đục đẽo ghép mộng, hoặcthiết kế theo kiểu vì cột, liên kết chủ yếu là buộc, gá hoặc
dùng ngoẵm. Đòn tay (tôn thảy) được đặt dọc mái
nhà. Đòn tay cái có miếng tre kẹp chặt đòn tay vào đầu cột cái gọi là cái khoá kèo. Khi bắc đòn tay thì ngọn phải quay về gian cuối, gốc ở gian đầu nơi có cầu thang lên
xuống. Gian này được gọi là gian
gốc. Sào nhàgác lên
thượng lương. Gốc sào cũng phải quay về gian
gốc. Khung
nhà sàn gồm có một
gian chính, hai chái, hai mái chính hình thang cân và phẳng, hai mái đầu hồi
nhỏ và thấp.
Mái nhà lợp bằng lá cọ hoặc
bằng cỏ gianh. Những cây nứa ngộ
(loại nứa to và dày) vàng óng được lựa chọn kỹ để pha nan kẹp lá (như cái gắp dùng để kẹp cá nướng). Cứ
như thế, những kẹp lá cọ được đưa lên mái buộc thẳng vào dui mè. Đây là cách lợp mái nhà theo
tục truyền thống còn tồn tại phổ biến cho đến ngày nay. Tuy vậy ở một số nơi,
người Mường, Thái, Tày đã thay cách lợp nhà. Lá cọ được đưa lên lợp vào dui mè
mà không cần kẹp nữa. Mái nhà sàn khum khum hình mai rùa. mái chảy xuống gần hết cửa sổ.
Cửa sổ thường được thiết kế ở đầu hồi và vách
phía sau, vách làm bằng phên nứa. Đối với người Mường, Thái, Tày cửa sổ ở gian thờ tổ tiên (voóng tông) rất linh thiêng, kiêng đưa đồ vật và ngồi dựa vào đó.
Sàn nhà được làm bằng những cây bương già
thẳng pha thành mảnh dát xuống lược bỏ mắt và cạnh sắc ghép liền với nhau, dùng
lạt mây buộc chặt kết thành từng mảnh buộc chặt vào khung sàn. Nhà của người Mường, Thái, Tày thường ba đến năm gian. Những gia đình
đông con thì nhà lên đến bảy –
mười hai gian. Những ngôi nhà như vậy ngày nay còn rất ít. Nhà dù ít hay
nhiều gian đều có một sàn bên
trái để bắc cầu thang và máng nước sinh hoạt.Sàn
nhà thường cách
mặt đất khoảng 2 đến 2,5 m tuỳ từng nơi ẩm thấp hay cao ráo .
Gầm sàn nhà người Mường, Thái, Tày thường được dùng phần lớn làm nơi nhốt trâu, bò, lợn và các loại gia cầm khác. Phần còn lại là nơi đặt các loại cối giã, để nông cụ, các công cụ sản xuất như cày, cuốc, liềm, nong, nia và các đồ dùng khác
1/ Cách
bố trí nơi ăn ở của nhà người Mường,Thái tương đối thống nhất.
Tại hai đầu hồi, có cầu thang với số bậc lẻ. Cầu thang phía thờ tổ tiên (voóng
tông) dành cho nam giới, cầu thang phía bếp dành cho giới nữ. Phía trên (voóng
tông), là nơi ngủ, phía dưới đặt bếp và là nơi sinh hoạt của gia đình. Tính
theo chiều ngang sàn nhà, phía thờ tổ tiên (voóng tông), dành cho nam
giới, phía giáp bếp là khu vực của phụ nữ, tiếp đó là sàn phơi và đồ đựng nước.
Ở gian gốc có một cây cột to hơn các cây cột khác trong nhà gọi là cột gốc (còn gọi là cây cột chồ) ở đầu góc nhà gần cầu thang. Cây cột gốc được đồng bào trân trọng đặt khám (bàn thờ) thờ tổ tiên. Mọi người kể cả chủ hay khách đến nhà chơi đều không được bôi nhọ, dựa lưng, gác chân, buộc đồ vật hay treo quần áo vào cột này. Phần cột dưới sàn cũng không được buộc trâu bò hay dựng, treo công cụ lao động. Người Mường quan niệm nếu phạm phải những điều cấm trên thì bị coi là xúc phạm đến gia đình, tổ tiên và thần linh.
Gian nhà gốc chỉ dành riêng cho nam giới. Phụ nữ trong nhà không được ngồi nghỉ hoặc làm việc ở đây. Trong các ngày trọng đại như hôn lễ, ma chay thì chỉ nam giới có vai vế trong dòng họ được ngồi ăn uống.
Tại gian nhà linh thiêng này có một cửa sổ làm sát đến sàn nhà gọi là cửa sổ “voóng” linh thiêng, không ai được đưa vật gì hay chui qua. Cửa sổ voóng chỉ dành để đưa quan tài ra ngoài khi gia chủ có tang ma. Đối diện với cột chỗ ở gian gốc có một cột nhà tương đối quan trọng. Ở chân cột này, người Mường để vào cum lúa đã tuốt hết hạt. Đầu cột đội một cái giỏ thủng biểu hiện cho âm tính (đồng bào gọi là nường). Bên cạnh đó, người Mường treo một đoạn tre tước xơ một đầu cho bông lên biểu hiện cho dương tính (gọi là nõ). Điều này thể hiện đời sống tâm linh, nói lên sự hỗn hợp, cân bằng âm dương, sự ổn định và thuận hoà của cả gia đình.
Gian thứ hai của ngôi nhà (gian kế theo gian gốc) dành cho nam giới ngủ nghỉ. Gian giữa thường là gian để thóc và làm bếp. Lúa gặt ở ruộng nương về phơi khô khi chuyển lên nhà được để ở đây. Họ xếp lúa vào một cáiquây như cái bồ thủng đáy đan bằng nứa hoặc giang để gần bếp. Bếp của người Mường là rất công phu.Khuôn bếp được làm bằng loại gỗ đặc biệt cứng, có đường viền xung quanh, đáy lót bằng bẹ chuối rồi rảibùn lên trên. Khi chuyển bếp mới, người Mường tìm một số loại cỏ thơm như cỏ mật phơi khô để vào bếp đốt lấy tro rồi mới bắc kiềng nấu nướng.
Bếp thường đặt trên trục nhà nơi nóc dọi xuống. Có nhà bếp đặt gần cửa sổ để thông gió, tránh khói và hoả hoạn. Tuy vậy, việc đặt bếp ở cửa sổ ít được ưa chuộng hơn vì đồng bào quan niệm nếu đặt bếp gần cửa sổ thì hơi ẩm từ bếp toả ra ngôi nhà không đều. Nhà người Mường thường có hai bếpchuyên dụng. Một bếp để nấu nướng thức ăn, và phụ nữ, trẻ em trong gia đình ngồi sưởi. Một bếp nhỏ hơn đặt ở gian gốc dùng để cho đàn ông trong gia đình ngồi sưởi vào mùa đông và đun nước uống hàng ngày hoặc tiếp khách. Bếp này người phụ nữ trong gia đình ít khi được ngồi hoặc sử dụng, trừ phụ nữ cao tuổi như bà, cụ hay con gái út được yêu quý nhất.Gian thứ hai của ngôi nhà (gian kế theo gian gốc) dành cho nam giới ngủ nghỉ. Gian giữa thường là gian để thóc và làm bếp.
Lúa gặt ở ruộng nương về phơi khô khi chuyển lên nhà được để ở đây. Họ xếp lúa vào một cái quây như cái bồ thủng đáy đan bằng nứa hoặc giang để gần bếp.Bếp của người Mường là rất công phu. Khuôn bếp được làm bằng loại gỗ đặc biệt cứng, có đường viền xung quanh, đáy lót bằng bẹ chuối rồi rải bùn lên trên. Khi chuyển bếp mới, người Mường tìm một số loại cỏ thơm như cỏ mật phơi khô để vào bếp đốt lấy tro rồi mới bắc kiềng nấu nướng.
Bếp thường đặt trên trục nhà nơi nóc dọi xuống. Có nhà bếp đặt gần cửa sổ để thông gió, tránh khói và hoả hoạn. Tuy vậy, việc đặt bếp ở cửa sổ ít được ưa chuộng hơn vì đồng bào quan niệm nếu đặt bếp gần cửa sổ thì hơi ẩm từ bếp toả ra ngôi nhà không đều. Nhà người Mường thường có hai bếp chuyên dụng. Một bếp để nấu nướng thức ăn, và phụ nữ, trẻ em trong gia đình ngồi sưởi. Một bếp nhỏ hơn đặt ở gian gốc dùng để cho đàn ông trong gia đình ngồi sưởi vào mùa đông và đun nước uống hàng ngày hoặc tiếp khách. Bếp này người phụ nữ trong gia đình ít khi được ngồi hoặc sử dụng, trừ phụ nữ cao tuổi như bà, cụ hay con gái út được yêu quý nhất.
Gian cuối cùng là nơi dành cho phụ
nữ sinh hoạt có chạn bát, để đồ dùng gia đình, nơi
sửa soạn cơm nước. Gian này được ngăn với các gian khác trong nhà bởi một tấm liếp. Đây cũng là nơi người
phụ nữ thay quần áo và ngủ
nghỉ.
Đầu hồi nhà, người Mường, Thái để một cái cối đuống và một cối tròn. Cối đuống không chỉ dùng để giã thóc gạo mà còn là phương tiện để gia đình báo
nhà có việc lớn như đám cưới
mà tang ma. Bên cạnh đó, cối
đuống còn là một nhạc cụ sử dụng để gõ những bản nhạc vui trong
ngày lễ tết, hội hè với những bản đuống rộn ràng âm vang, người Mường gọi là “đâm
đuống” hay “châm đuống”.
Nhà của người Mường, Thái thường chỉ có một cầu thang. Song những ngôi
nhà dài từ 7 - 12 gian thì phải làm hai cầu thang ở hai đầu nhà. Những nhà có hai cầu thang như vậy khá hiếm vì người Mường, Tháiquan niệm đó là sự
xui xẻo, kiêng kị, của nả sẽ không giữ được trong nhà “vào đầu này ra đầu kia”.
Nhà người Mường
Trong tổ hợp kiến trúc nhà ở
truyền thống của người Mường có chiếc lều
nhỏ để thờ thổ thần,
được dựng ở dưới vườn, đối
diện với mặt tiền ngôi nhà. Vai trò tâm linh của chiếc lều này rất quan trọng.
Tuy thế, việc dựng lều thờ thổ thần, đối với người Mường, không phải bất cứ địa
phương nào cũng có. Xung quanh khuôn viên cư trú của họ thường bao bọc bằng
hàng rào tre, nứa hoặc các loại cây gai (dứa, xương rồng, găng,... ), có cổng
ra vào. Trong khuôn viên cư trú của người Mường, ngoài nhà ở thường là vườn
trồng các loại cây ăn quả lưu niên, chè, mía, và các loại rau, đậu khác.
theo vanhoaviet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét