Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Cây Dừa Nước Miền Tây

Vườn lá dừa nước

Ở miền quê, nơi nào có nhiều cây dừa nước, người ta gọi nơi ấy là "đám lá".  Nếu gần đó có vài chục căn nhà họp thành một xóm thì dân ở đây gọi là "xóm lá" .  Cách gọi như vậy cũng không sai vì khi nhìn một cụm dừa nước từ xa, chỉ thấy toàn là lá.  Là dừa nước tuy nhỏ bề ngang, nhưng chiều dài có thể đến sáu tắc hoặc có khi hơn.  Chúng mọc gần khít nhau hai bên sống lá, từ chỗ cách gốc khoãng năm đến bảy tấc, lên đến đỉnh cao nhất của tàu lá.

Trái dừa nước được rất nhiều khách ưu thích

Các tàu lá mọc lên từ dưới nước, phần trong nước được gọi là bẹ dừa, là phần lớn nhất của tàu lá.  Khi đốn, người ta bỏ phần này, chỉ lấy phần có nhiều lá.  Tuy nhiên, khi thiếu lạt, người dân Cà Mau chẻ nhỏ bẹ dừa ra, phơi khô để thay lạt.  Loại lạt dừa này không chắc bằng lạt lấy từ bắp lá dừa nước.

Trước khi thành tàu lá, nó là một cái bắp.  Cái bắp lá dừa nước như một thân cây tròn, láng bóng, không cành, mọc thẳng lên từ đáy nước, bên trong gồm rất nhiều chiếc lá dài, nhỏ, còn non, màu vàng nhạt, ôm sát vào nhau thành một cái bắp dài, phần cuối cùng nhọn hoắt.  Ở miền quê, người dân lấy lá non làm lạt để cột từng đôi lá xé phơi khô, sát vào đòn tay làm thành mái nhà, làm vách, làm phên che nắng che mưa.  Một mái nhà lợp dày, cột kỹ, có thể trụ được mười năm với mưa nắng.  


Trái dừa nước màu trong và có vị ngọt ngọt

Cây dừa nước rất dể mọc, dễ trồng.  Nó có thể sống ở nơi nước ngọt, nước mặn, nước phèn.  Cây dừa nước không chỉ cho người ta lá để lợp nhà ở mà còn cho trái.  Mỗi bụi dừa nước có thể cho nhiều quầy.  Mỗi quầy chi chít những trái!  Trong mỗi trái dừa nước cũng có cơm dừa và nước dừa.  Nhưng nước quá ít và không ngon nên người ta chỉ ăn cơm dừa.  Cơm dừa nước cho vào một ít đường và đem ướp lạnh là một món ăn ngon, mát, nhiều người ưa thích.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét