Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Nhà cửa truyền thống: dân tộc Kinh

Nhà cửa truyền thống của các tộc thuộc văn hóa Việt

Văn Hóa Việt bao gồm: Tộc Kinh,Tộc Chăm,tộc Khơ Me, các tộc Tây Nguyên (Sê Đăng, Bâhnar, Êđê,  Jrai, Vân Kiều, Sơ Drá,  Ca Tu, Brâu, Mnâm, Hrê, Ka Dong, K’Ho, Mạ….Mnông, Jẻ Triêng, Stieng)và các tộc phía  Bắc  từ tỉnh Quảng Bình trở ra.



Các tộc phía Bắc gồm có  các tộc nói ngôn ngữ Việt Mường (Mường, Thổ, Chứt), các tộc nói ngôn ngữ Môn – Khơ me ở miền núi từ  Quảng Bình trở ra (Mảng, Kháng, Xinh Mun, Ơ Đu , Bru – Vân Kiều), các tộc nói ngôn ngữ Tày – Thái ( Thái, Lào, Lự, Bố Y, Giáy, Nùng, Sán Chay), các tộc nói ngôn ngữ Hmông - Dao (Hmông, Dao, Pà Thẻn),  các tộc nói ngôn ngữ Hoa (Hoa, Ngái, Sán Dìu), Các tộc nói ngôn ngữ Tạng– Miến(La Hủ, Lô Lô, Hà Nhì, Phù Lá, Cống và Si La), và Các tộc nói ngôn ngữ Ca Đai (Cờ Lao, La Chí, Pu Péo, La Ha)


1/. Nhà cửa truyền thống của tộc Kinh (Việt)
Các loại nhà truyền thống của người Kinh

Trong nghệ thuật kiến trúc, dân Việt lấy gỗ hay tre làm vật liệu căn bản.  Nhà cửa đều là một hệ thống kèo cột rằng rịt lấy nhau có mái nặng đè xuống cho vững. Lấy cột làm chỗ tựa cho mái, chứ không lấy tường, như lối kiến trúc của nhiều dân tộc, vách và tường chỉ dùng để chắn gió mưa. Cột nhà đều tựa chân trên tảng đá. Bộ phận chính của nhà là  3 gian và hai hàng cột  ở giữa. Nhà thì có 4 mái: hai mái chính và hai mái chái. Nhà nào cũng ít cửa, nên trong nhà thường tối. 

Mặt sau của gian giữa thì không bao giờ có cửa vì đấy là nơi đặt bàn thờ Tổ Tiên.  Nhà được cất  theochữ nhất kiểu nhà của vùng Quảng Trị hoặc chữ nhị  gồm nhà trước nhà sau kiểu nhà vùng Quảng Nam hoặc chữ Đinh kiểu nhà   của vùng Quảng Ngãi.  Nhà  dù  kiểu nào đi nữa  thì  kết cấu   vẫn gồm cột kèo, xiên, trính, đòn tay,rui mè.

Với thời gian, gỗ và tre bị mối mọt không bảo quản được, nên từ từ những vật liệu này được thay thế  bằng xi măng và gạch ngói.   Trong lối kiến trúc nhà thường dân ngày nay thì cửa sổ là  một khung vòng tròn có bông sen. Vòng tròn biểu tượng bánh xe luân hồi và bông sen là hai âm hưởng của Phật Giáo được đưa vào kiến trúc.

Nhà là nơi diễn ra  những sự kiện như sinh, hôn, tử của một vòng đời. Từ đó, ngôi nhà không chỉ có ý nghĩa đối với gia đình mà còn mang ý nghĩa cộng đồng xã hội, không chỉ là nhu cầu về vật chất là để trú ngụ nắng mưa, ngủ nghỉ, mà còn đáp ứng nhu cầu tâm linh.
Người Kinh rất trọng hướng nhà, vì vậy, hướng nhà phải do một thầy địa lý có tiếng chọn riêng theo tuổi của gia chủ. Họ quan niệm làm nhà đúng hướng sẽ đem lại tài lộc và may mắn đến cho gia đình.  Nhà cửa  thường quay về hướng Nam để tránh thời tiết nóng  và lạnh Nhà cửa  thường tránh cổng ngõ hoặc lối đi, hoặc góc ao hoặc đao mái đình.   Cổng ngõ hoặc lối đi không đâm thẳng vào trung tâm gian giữa. 

Nếu bất đắc dĩ, người ta không tránh được  những điều kiêng kỵ đó, người ta chôn hoặc con chó đá ở trước cổng, hoặc treo một cái gương ở trên cửa  chính trừ tà khí .Tại thành thị, nếu nhà mình phải nhà hàng xóm chiếu chính giữa, người ta thường treo cửa hình bát quái hay một tấm gương con nếu nhà đối diện cũng treo gương hay hình bát quái. Nhà lợp tranh  vách đất vật liệu bằng gỗ hay tre. Loại nhà này không cao vì tránh gió to và bão táp.

Bên trong nhà  không  rộng lớn, vì phải dành chỗ làm  sân, ao và vuờn. Người Việt quan niệm  nhà lớn không  tốt hơn  là  đủ thực phẩm để ăn. Lối kiến trúc nhà cửa  hòa hợp với  môi trường sống  thiên nhiên

Nhà cửa thì chung chung  ba gian hai chái, có khác chăng chỉ là chất liệu và kiểu dáng trang trí nội ngoại thất  căn nhà . Chẳng hạn đối với một số người giầu có và chữ nghĩa thì nhà của họ có các gian ngoài được trang trí bằng bao lam chạm khắc tinh tế cây trái như: dưa, cà, cam, xoài, lê, lựu (ước nguyện  phồn thịnh ấm no) hoặc chạm khắc chim trĩ quấn theo hoa dây hóa long ( tượng trưng cho tinh thần phóng khoáng và trường tồn) hoặc chạm khắc  hình tượng long mã.  Theo truyền thuyết, long mã là một linh vật  mình rồng, thân ngựa hiền lành biểu hiện sự thiện chân.

Còn gian giữa nơi sinh hoạt thờ cúng thì được trang trí bằng hai bao lam, đường nét chạm trổ  đơn giản, nổi bật  chủ đề  con sóc  chùm nho, ( mong muốn được vui vầy ấm no) kết hợp với hình tượng con dơi ( biểu hiện sự phúc đức  đời đời). Những bao lam này được xây dựng theo tứ thời ( mai lan, cúc, trúc) và tứ linh ( long lân qui phượng). Gian giữa cũng được trang trí bằng những tấm gỗ gõ ghép lại, chạy chỉ nổi, có cưa lộng hình nấc thang tháp, lục bình ( bắt chước trang trí của người Miên xưa) kết hợp với chữ thọ hình vuông và kết hợp với bức hoành nổi bật  ba chữ Hán  Phúc Lưu Đường.    Gian giữa là nơi thiêng liêng nhất  trong nhà  vì được kê bàn thờ tổ tiên. Bàn thờ được trang trí bằng gỗ chạm hoa văn tỉ mỉ. Ngoài bàn thờ ra, còn kê tấm phản gỗ, nơiquây quần của gia đình, nơi diễn ra  những bữa cơm thân mật, nơi thảo luận cả đến những chuyện đại sự.   Gian giữa  cũng là phòng khách của gia  đình nên nó cần phải được  trang hoàng, thường người Việt chữ nghĩa treo những trướng câu đối đượm mầu tôn giáo, chẳng hạn câu:

Tổ Tiên công  đức muôn đời thịnh,
Con Cháu thảo hiền  vạn kiếp vinh 

 Ý tưởng của câu đối này phản ảnh lòng sùng bái tổ tiên và đồng thời phản ảnh niềm tin vào kiếp luân hồi. Ngoài trướng câu đối ra , người Việt còn treo những hình ảnh lũy tre, cánh bèo hoặc trưng bày tượng các con trâu, chim hạc. Đó  là  những nét  đặc trưng  của nền  văn hóa nông nghiệp của người Việt

theo vanhoaviet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét