Dừa nước (danh pháp hai phần: Nypa fruticans), còn
được gọi là Attap palm(Singapore), Nipa palm (Philippines), Mangrove palm hoặc Nipah
palm (Malaysia), là loài duy
nhất trong họ Cau (Arecaceae) sinh sống trong đầm lầy.
Loài dừa nước, duy nhất trong chi Nypa,
sinh trưởng tại miền nam châu Á và bắc Úc. Hoá thạchcủa phấn hoa dừa nước đã được xác định niên đại đến
70 triệu năm về trước.
Thân cây dừa nước mọc ngang dưới lòng đất, chỉ có lá và
cuống hoa mọc lên trên mà thôi. Vì vậy, nó không được xem như một loại cây gỗ,
mặc dù tán lá có thể cao đến 9 mét. Hoa cái nở rộ thành chùm ở đầu cụm hoa hình
cầu, hoa đực màu đỏ hoặc vàng dạng đuôi sóc trên những nhánh kế sau. Khi hoa đã
thụ phấn, những trái nhỏ ép vào nhau lớn lên thành như một quả bóng đường kính
cỡ 25–30 cm trên mỗi đầu cuống (quài dừa). Hạt dừa nước khô già sẽ rơi
rụng và phân tán theo thuỷ triều, có khi mọc mầm ngay khi trôi nổi.
Dừa nước mọc trong những vùng sình
lầy dọc theo bờ sông, hay vùng ven cửa biển có thủy triều lên xuống, có nước
chảy chậm bồi đắp phù sa dinh dưỡng. Nếu để tự nhiên, dừa nước sẽ phát tán sinh
sôi nảy nở theo sự đưa đẩy của thủy lưu. Dừa nước rất thường gặp dọc theo bờ
biển và các cửa sông đổ vào Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, từ Bangladesh tới các hải đảo Thái Bình Dương. Loài
dừa nước có thể sống còn qua một thời kỳ khô ráo ngắn hạn. Dừa nước được coi
như một loài thực vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng tại Singapore.
Công dụng
Lá dừa nước dược dùng nhiều nhất vào việc chầm lá để lợp
nhà, làm rổ rá,
rất phổ thông ở những vùng Nam Bộ Việt Nam
và nhiều địa phương của các nước lân cận.
Cuống hoa dừa nước (quài dừa) chưa
nở hoa có thể được trích lỗ hứng nhựa ngọt làm một thứ rượu mà người Philippines gọi là tuba. Họ cũng để nhựa ấy
tự lên men thành một loại dấm nguyên chất, đặc sản của tỉnh Paombong, Bulacan.
Mầm dừa non ăn được, cũng như những cánh hoa nở có dùng như trà (chè). Cái (thịt) dừa non thì dược
dùng vào các món giải khát khác nhau, tuỳ theo quốc gia kể trên. Trên đảo Roti và Savu, người ta cho lợn (heo) ăn dừa nước
vào mùa khô để thịt heo sẽ ngọt. Lá dừa nước thật non còn dược dùng để làm giấy
vấn thuốc lá.
Mật nhựa dừa nước có nồng độ đường rất cao. Khi dùng để lên men rượu cồn, 1 ha có thể sản xuất
được 15.000 đến 20.000 lít nhiên liệu xanh, so với 5.000-8.000 lít nếu dùng mía đường, hay 2.000 lít nếu dùng ngô (bắp).
Khai thác dừa nước là một truyền
thống lâu đời ở Đông Nam Á khi mà một bộ phận khá lớn cư dân các
vùng duyên hải Tây Thái Bình Dương lấy dừa nước làm nguồn thu nhập chính.
Ở Philippines,
93% cồn và rượu được sản xuất chủ yếu từ dừa nước trong năm 1910, sản lượng lúc
đó đã lên đến 90.000 lít. Giấm dừa nước là nguyên liệu tuyệt vời để chế biến
các món ăn hấp dẫn tại các nhà hàng ở Thái Lan và Philippines. Ở Malaysia, đường dừa nước
có mùi vị thơm ngon là một mặt hàng xuất khẩu.
Ở Việt Nam, nông dân ngày nay mới
chỉ sử dụng trái dừa nước để ăn và lá để lợp nhà hay làm củi, không mấy ai biết đến kỹ thuật rút
nhựa dừa nước từ cuống hoa để nấu đường, ủ rượu, làm bia, lên men giấm, chưng cất cồn và một
số loại sản phẩm có giá trị khác trong khi đó lại là nguồn thu nhập ít có hiệu
quả nhất của dừa nước. Sản lượng đường dừa nước trung bình 20,3 tấn/ha cao hơn
so với đường mía (khoảng 5 đến 15 tấn/ha).
Phải đến năm thứ 4 hoặc thứ 5 cây
mới đơm hoa cho trái. Thời gian này sẽ kéo dài đến năm thứ 55 trở lên, nghĩa là
mỗi cây dừa nước có thể khai thác liên tục trên 50 năm. Mỗi ngày 2 lần, người
ta dùng dao sạch cắt bỏ một lát mỏng 2 mm trên đầu cuống để nhựa cây chảy
ra liên tục.
Ở các đồn điền tại Sumatra, Indonesia, cứ mỗi 10 hecta
cần đến 38 người lao động: 30 người cho việc lấy nhựa, 5 người cho việc tỉa gốc
và xử lý cơ học cuống hoa, 2 người cho việc chuyên chở và 1 người cai quản. Sản
lượng đường đều đặn tại nước này vào khoảng 22,4 tấn/ha/năm.
theo Wikipedia
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét